Mỗi truy vấn của người dùng luôn có một mục đích nhất định, việc của chúng ta là nghiên cứu và phân tích những ý định đó nhằm mang lại traffic, nhận thức thương hiệu, tăng tỷ lệ chuyển đổi cũng như mua hàng. Vậy những ý định, mục đích đó là gì? Cách phân tích và áp dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết nhé!
Nội dung chính
Ý định tìm kiếm (Search Intent) là gì?
Ý định tìm kiếm (hay mục đích của người dùng) là thuật ngữ được sử dụng để mô tả mục đích của tìm kiếm trực tuyến của người dùng. Nói cách khác, đó là lý do để một người nào đó tiến hành một tìm kiếm.
Tại sao điều này quan trọng. Không chỉ chúng ta muốn mang đến những trải nghiệm tốt cho khách hàng của mình mà các công cụ tìm kiếm của muốn mang đến những trải nghiệm tốt cho người dùng của họ. Vì thế điều trước tiên bạn phải hiểu người khác muốn gì trước đã.
Thông thường những truy vấn tìm kiếm nhằm để giải đáp những vấn đề như: muốn biết một cái gì đó, muốn mua một cái gì đó, để làm gì đó, để đến nơi nào đó,…. rất là nhiều ý định khác nhau tùy vào nhu cầu của mỗi người. Vì thế chúng tôi sẽ chia ra 4 loại mục đích tìm kiếm chính và phổ biến sau đây.
4 loại mục đích tìm kiếm phổ biến
Tìm kiếm thông tin
Đây chính là loại ý định tìm kiếm được thực hiện nhiều nhất trên các công cụ tìm kiếm. Khi người dùng sử dụng loại truy vấn này, kết quả nhận được thường là các trang cung cấp thông tin, học tập, nghiên cứu như Wiki, blog, diễn đàn theo chủ đề….
Tìm kiếm thông tin có thể nhằm mục đích là biết thông tin nhanh hoặc là nghiên cứu sâu hơn để hiểu hay nghiên cứu về một chủ đề, một địa điểm hay một người nào đó.
Tìm kiếm điều hướng
Đối với những người có ý định này, họ muốn đến một “địa điểm”, một trang web cụ thể. Để dễ hình dung, khi chúng ta sử dụng máy tính hay laptop, ta thường sẽ gõ trên thanh tìm kiếm là facebook. Điều này chứng tỏ ta đã biết về “địa điểm” cần đến và mong muốn đến đó ngay.
Tìm kiếm giao dịch
Đây là loại truy vấn cho ta biết người này có ý định mua một thứ gì đó hoặc tìm nơi để mua một sản phẩm nào đó.
Tìm kiếm thương mại (thị trường)
Người tìm kiếm có ý định mua hoặc sử dụng dịch vụ của một công ty nào trong tương lai (gần) và họ sử dụng công cụ tìm kiếm và đến các website để thực hiện nghiên cứu của mình. Loại ý định tìm kiếm này thường được dùng để điều tra thị trường, nghiên cứu trước khi ra quyết định hành động (mua hàng, đăng ký,…).
Ý định từ khóa (Keyword Intent) là gì?
Khi người dùng tìm kiếm thì họ sẽ phải dùng những từ khóa để tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm (Google, Cốc Cốc, Bing,…) để phục vụ cho ý định của mình. Vì thế, tương ứng với những ý định tìm kiếm, mục đích tìm kiếm sẽ có ý định từ khóa để người dùng thực hiện truy vấn. Cũng giống như ý định tìm kiếm, từ khóa thì có rất nhiều, cho nên chúng tôi sẽ chia ra 4 loại ý định từ khóa để bạn dễ hình dung, đó là:
Từ khóa thông tin
- thông tin
- làm thế nào để
- cách tốt nhất để
- tại sao
Từ khóa điều hướng
- Tên công ty
- Tên dịch vụ
- Tên sản phẩm
Từ khóa giao dịch
- mua
- giảm giá
- tên sản phẩm
- dịch vụ
Từ khóa thương mại (thị trường)
- đánh giá sản phẩm
- review dịch vụ
Xem thêm: Các loại từ khóa trong SEO
Cách xác định và phân tích ý định tìm kiếm của người dùng
- Sử dụng kiến thức về ngành nghề và các công cụ từ khóa như: Keyword Tool, Google Keyword Planner, Ahref, Google Suggest… để lập danh sách từ khóa;
- Phân loại danh sách từ khóa theo loại ý định;
- Xây dựng bảng ngữ nghĩa tìm kiếm để phân tích;
- Phân tích các nội dung từ trang kết quả của những website khác;
- Xác định từ khóa mục tiêu dựa trên từng giai đoạn, chiến lược đề ra;
- Sản xuất nội dung gồm các từ khóa liên quan đến chủ đề theo nhóm;
- Điều hướng người dùng bằng những chủ đề khác nhau;
- Tiến hành đo lường hành vi người dùng đối với nội dung đã tạo ra;
- Khắc phục và cải thiện.
Tối ưu ”ý định tìm kiếm” cho website và doanh nghiệp của bạn
Hầu hết doanh nghiệp hay chủ website đểu mong muốn tối ưu loại ý định tìm kiếm giao dịch đầu tiên. Nhưng đừng quên rằng hành trình mua hàng không chỉ đơn giản như vậy.
Ta có thể lấy ví dụ từ mô hình AIDA, mô hình này tương ứng với 4 loại ý định tìm kiếm và 4 loại ý định từ khóa.
Attention -> Interest -> Desire -> Action (Chú ý -> Quan tâm -> Mong muốn -> Hành động).
Vì thế chúng ta cần phải sử dụng và tối ưu đồng đều để giúp người dùng có một hành trình mua hàng trọn vẹn.
Thông tin
Đây là kiểu truy vấn chiếm phần lớn các tìm kiếm được thực hiện trên Google, vì vậy đây là cơ hội lớn nhất để bạn tiếp cận được với đối tượng tiềm năng. Xem xét các truy vấn này cơ hội của bạn để có được các khách hàng tiềm năng sẽ được chuyển đổi về sau.
Điều hướng
Hãy làm cho người dùng có ấn tượng đến doanh nghiệp, website của bạn, khi đó họ sẽ chủ động quay lại tìm kiếm bạn bằng cách gõ địa chỉ website hoặc gõ luôn tên doanh nghiệp của bạn trên công cụ tìm kiếm.
Để làm được việc đó, hãy tối ưu hóa các trang sản phẩm, dịch vụ, blog,… bằng cách sử dụng tên sản phẩm và tên thương hiệu trong thẻ tiêu đề, thẻ mô tả và tiêu đề. Việc tối ưu ý định điều hướng là một quá trình khá dài, để khách hàng tiềm năng nhận thức được thương hiệu của bạn.
Để dễ hiểu hơn, khi bạn muốn thiết kế website, thay vì bạn gõ trên công cụ tìm kiếm là “đơn vị thiết kế website”, “thiết kế website giá rẻ” hay “thiết kế website đẹp” bạn sẽ trực tiếp gõ tên “web lấy ngay” hoặc gõ địa chỉ trang web weblayngay.com.
Hoặc nếu bạn muốn sử dụng muốn thuê một đơn vị làm dịch vụ nghiên cứu từ khóa thì thay vì tìm “dịch vụ nghiên cứu từ khóa” hay “bộ từ khóa seo giá rẻ” thì bạn sẽ tìm ngay đến địa chỉ website nghiencuutukhoa.com để đăng ký dịch vụ nghiên cứu từ khóa.
Thị trường
Hãy tạo ra những trang, bài viết so sánh, đánh giá thậm chí là các phiên bản miễn phí sản phẩm/dịch vụ của cho nhóm khách hàng tiềm năng đang có ý định này. Hãy cho họ thấy sự tiện lợi cũng như những ưu điểm sản phẩm/dịch vụ của bạn. Từ đó bạn có thể nhận được giá trị từ những người dùng này.
Giao dịch
Tạo ra các trang đích có sử dụng các ý định từ khóa, nội dung kêu gọi như là “đăng ký”, “gọi ngay”, “cho vào giỏ hàng”,… nhằm cho phép người dùng thực hiện giao dịch/chuyển đổi.
Và trên đây cũng là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn về chủ để ý định tìm kiếm (Search Intent). Việc đào sâu như thế nào còn phụ thuộc vào doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang kinh doanh.