Internal Link được xem là một trong những chiến lược giúp SEO tốt hơn, cải thiện thứ hạng của trang web hơn cũng như mang lại những lợi ích về mặt chuyển đổi. Tại sao lại nói như vậy? cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
Nội dung chính
Khái niệm Internal Link
Internal Link (Liên kết nội bộ)
Liên kết nội bộ hay được gọi là liên kết nội bộ, là một liên kết từ một trang này dẫn đến một trang khác trên cùng một trang web.
Thông thường Internal Link dùng để điều hướng người dùng và cả công cụ tìm kiếm. Cả người dùng và công cụ tìm kiếm đều sử dụng liên kết này để tìm kiếm nội dung trên trang web. Người dùng của bạn sử dụng các liên kết để điều hướng qua trang web và tìm nội dung họ muốn tìm. Các công cụ tìm kiếm cũng sử dụng các liên kết để hiểu nội dung của trang web.
Nói cách khác, Internal Link tập trung chủ yếu vào những nội dung bên trong trang web.
Xem thêm: External Link là gì? Các yếu tố đánh giá External Link chất lượng
Phân loại Internal Link
Internal Link được chia làm 2 loại liên kết đó là Navigational Internal Link (điều hướng) và Contextual Internal Link (theo ngữ cảnh).
- Navigational Link là loại liên kết nội bộ giúp bạn tạo một trang web cấu trúc điều hướng chính. Loại liên kết này được triển khai trên toàn trang web, phục vụ cho mục đích hỗ trợ người dùng tìm thấy những nội dung mà họ mong muốn. Thông thường ta sẽ sử dụng Navigational Internal Link tại Menu hoặc Footer của trang web. Nói chung, việc đặt vị trí của những thông tin này càng đơn giản càng tốt, giúp hành trình của khách trên trang web càng dài hơn.
- Contextual Link thường được đặt trong nội dung chính của trang, đặc biệt với những liên kết trong văn bản dùng để trỏ đến các trang có nội dung liên quan khác. Hãy làm nổi bật những liên kết này trong bài và tô đậm để thu hút người dùng nhấp vào.
Tác động của Internal Link đến thứ hạng SEO và chuyển đổi
Đối với thứ hạng SEO
- Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các bài viết, các trang trên cùng một website. Điều này giúp cấu trúc website được thiết lập rõ ràng dễ dàng con Bot của Google dễ dàng tìm thấy và lập chỉ mục cho trang web.
- Tăng độ uy tín của tên miền (Domain Authority) và chất lượng trang ưu tiên (Page Authority) khi những nội dung trên website có sự liên kết chặt chẽ và có sự dẫn dắt logic bằng những Anchor Text được chèn link phù hợp. Bên cạnh đó, độ uy tín của tên miền là một trong những yếu tố quan trọng giúp trang web có thể cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
Đối với khả năng chuyển đổi
Internal hợp lý, giúp người dùng có thể dễ dàng tìm thấy những gì họ cần trên trang web. Điều này có thể gọi là Liên kết theo ngữ cảnh (Contextual Link) hướng người dùng của bạn đến nội dung thú vị và liên quan. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng Internal Link kết hợp với nội dung để điều hướng người dùng một cách hợp lý từ việc tìm hiểu cho đến đích là chuyển đổi đăng ký, mua hàng.
Ngoài ra, khi người dùng tìm kiếm được những nội dung có ích trên trang web thì bạn có thể giữ họ ở lại lâu trên trang web của mình (tăng time on site). Lúc này công cụ tìm kiếm sẽ dựa vào những dư xlieeuj đó và đánh giá ràng trang web có những nội dung bổ ích cho người dùng và từ đó có thể giúp cải thiện thứ hạng trang web.
Tối ưu SEO với Internal Link
Điều quan trọng đối với SEO là phải đánh giá và cải thiện chiến lược liên kết nội bộ một cách thường xuyên. Bằng cách thêm các liên kết nội bộ phù hợp để Google hiểu:
- Sự liên quan của các trang;
- Mối quan hệ giữa các trang;
- Giá trị của các trang.
Để thiết lập chiến lược liên kết nội bộ tốt, bạn cần thực hiện công việc điểm chính sau đây:
Xác định cấu trúc lý tưởng cho trang web
Hệ thống mô hình phân cấp theo mô hình kim tự tháp là một trong những mô hình được áp dụng rộng rãi trong việc xây dựng Internal Link trên trang web.
Việc này giúp trang web tạo ra một cấu trúc rõ ràng, giúp người dùng cũng như Google Bot dễ dàng tìm thấy và hiểu được nội dung chính.
Quyết định nội dung quan trọng nhất
Chúng ta nên xác định nội dung quan trọng nhất trên trang web là gì, từ đó xây dựng một nội dung tốt nhất và đầy đủ nhất. Nội dung đó là nội dung mà bạn muốn mọi người tìm đến nhất khi nhắc đến chủ đề, ngành nghề của bạn.
Để làm được điều đó, bạn phải cho Google biết rằng đây là nội dung thiết yếu nhất của bạn và điều cần làm là phải thêm nhiều liên kết đến nó bằng những nội dung liên quan trên trang web của bạn.
Thêm liên kết nội bộ theo chủ đề
Khi bạn đã viết nhiều nội về một chủ đề nhất định, ta nên liên kết chúng với nhau để người dùng và công cụ tìm kiếm hiểu rằng chúng cùng chủ đề. Bạn có thể Internal Link trực tiếp bằng những Anchor Text trong bài viết hoặc thêm liên kết ở cuối bài viết của bạn.
Việc hiểu được về chức năng của các loại liên kết khác nhau và cách chúng giúp chúng giúp ta, từ đó sẽ có được một mạng lưới nội dung được gắn kết một cách chặt chẽ, mang lại giá trị cho người dùng cũng như cải thiện thứ hạng và gia tăng chuyển đổi. Chúc bạn thành công.