Bounce Rate là một trong những chỉ số quan trọng đối với hiệu suất của một website. Vậy Bounce Rate được định nghĩa như thế nào? Bounce Rate bao nhiêu là tốt? Các tối ưu chỉ số này là gì? Cùng Nghiencuutukhoa tìm hiểu ngay sau đây!
Nội dung chính
Bounce Rate là gì?
Bounce Rate hay còn gọi là tỷ lệ thoát. Đây là thuật ngữ dùng trong phân tích hiệu quả lưu lượng truy cập của một website.
Bounce Rate đại diện cho tỷ lệ khách truy cập vào trang web và rời khỏi ngay sau đó thay vì xem thêm các trang khác trong website ấy. Đây được xem như là một chiếc thước đo hiệu quả của một website, khuyến khích người dùng xem các trang khác trong website ấy.
Ta có định nghĩa chính xác về Bounce Rate đó là: Bounce Rate là tỉ lệ phần trăm của số lần truy cập trang “duy nhất”.
Bounce Rate bao nhiêu là tốt?
Mọi website đều có Bounce Rate, tuỳ vào loại hình và lĩnh vực website hoạt động mà Bounce Rate sẽ cao hoặc thấp. Tuy nhiên Bounce Rate tốt nhất nên nằm trong khoảng lớn hơn hoặc bằng 60%.
Ví dụ đối với những website thuộc dạng tin tức, được nhiều người vào đọc mỗi ngày, tất nhiên họ đọc hết bài này đến bài khác, cho nên Bounce Rate của những website tin tức sẽ ở mức thấp. Còn lại hầu hết là những website được tìm kiếm trên Google, hoặc thấy trên các trang quảng cáo, thì Bounce rate sẽ cao hơn nhiều.
Nguyên nhân Bounce Rate cao
Tốc độ load trang web chậm
Tốc độ tải trang còn là một trong những yếu tố để Google đánh giá kết quả xếp hạng tìm kiếm bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng. Chính vì thế việc một website tải chậm sẽ ảnh hưởng đến người dùng sau khi nhấp vào, lúc đó họ sẽ nản và thoát ra thay vì truy cập vào 1 trang bất kỳ trên website nữa, và từ đó việc này trực tiếp khiến Bounce Rate của website cao.
Xem thêm: Các tăng tốc độ load website
Nội dung không đáp ứng được nhu cầu của người dùng
“Content is King”, vẫn luôn luôn là vậy. Hãy đảm bảo nội dung trên website đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của khách hàng. Nếu nội dung không làm thỏa mãn nhu cầu cần thiết, họ sẽ rời khỏi website ngay lần đầu truy cập.
Có rất nhiều trường hợp đánh lừa người dùng bằng việc đặt tiêu đề và mô tả bài viết khá hấp dẫn, nhưng nội dung bên trong lại không liên quan gì cả. Như đã đề cập ở trên, nội dung không chỉ hay, lôi cuốn mà điều quan trọng là phải đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
Xem thêm: Ý định tìm kiếm của người dùng (Search Intent)
Trải nghiệm người dùng kém
Bố cục, màu sắc, hình ảnh, cách trình bày, tiện ích trên website… đóng vai trò rất quan trọng trong quyết định ở lại hay rời đi của người dùng.
Mặc dù bạn nghĩ rằng những gì mà bạn thể hiện trên website sẽ mang lại giá trị hữu ích, nhưng đôi khi nó lại “phản tác dụng”, thậm chí nó trở nên rườm rà, rối mắt, khó thao tác và không hướng đến bất kỳ mục đích nào cho người dùng.
Không có liên kết nội bộ
Liên kết nội bộ là một trong những thành phần quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến Bounce Rate. Liên kết nội bộ đóng vai trò sẽ dẫn dắt người dùng đi từ nội dung này đến nội dung khác trên website. Nếu không có liên kết nội bộ hợp lý và hấp dẫn, người dùng sẽ chỉ xem nội dung ở trang đó và thoát ra ngay.
Website bị lỗi kỹ thuật
Bounce rate có dấu hiệu tăng cao cũng có thể đến từ lý do là website đang gặp phải một số lỗi kỹ thuật, dẫn đến việc không tải được trang web.
Cách tối ưu chỉ số Bounce Rate
Tối ưu tốc độ trang (Cả desktop và mobile)
Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến người dùng thoát khỏi trang ngay từ giây phút đầu tiên chính là tốc độ tải trang quá chậm. Không một người tối ưu website nào có thể chấp nhận cảnh “mất khách” chỉ vì vòng tròn Loading xoay quá lâu.
Để cải thiện tình trạng này, ta cần xử lý các yếu tố khiến website tải lâu như: dung lượng hình ảnh, hosting chất lượng thấp, sử dụng theme quá nặng, lỗi cache và tối ưu dữ liệu,… Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ AMP mới được Google phát triển sẽ tăng tốc độ tải trang trên di động nhanh chóng.
Xem chi tiết: 10 cách tăng tốc độ load website mà bạn nên biết
Tối ưu chất lượng nội dung
Hãy đảm bảo nội dung khớp với từ khóa mục tiêu, bởi khi khớp với từ khóa mục tiêu chắc chắn sẽ khớp với ý định tìm kiếm của người dùng.
Ngoài ra hãy đảm bảo nội dung trong bài viết phải hay, có ý nghĩa và kích thích được tính tò mò của người xem, khiến họ phải thực hiện hành động tiếp theo.
Tối ưu internal link
Sử dụng internal link là cách giảm tỷ lệ thoát vô cùng hiệu quả, hãy chèn link đúng chỗ và đúng cách để khơi gợi sự tò mò tìm hiểu thêm thông tin của người xem.
Ngoài ra, ta có thể sử dụng thêm chức năng “bài viết xem thêm” t bên dưới mỗi bài viết để góp phần giảm đi tỷ lệ thoát trang. Hãy thêm các bài viết có cùng chủ đề và đề xuất cho người xem, điều này sẽ khiến họ tiếp tục nhấp liên kết và chuyển sang bài viết tiếp theo.
Xem thêm: Tối ưu SEO với Internal Link
Hạn chế quảng cáo
Việc hiện quảng cáo quá nhiều ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm của người dùng, hãy hạn chế quảng cáo xuất hiện trọng nội dung bài viết, để giúp người dùng có thể đọc một cách trọn vẹn.
Sửa chữa lỗi kỹ thuật website
Hãy kiểm tra xem các trang có tỷ lệ thoát tăng cao có đang gặp phải lỗi 404, lỗi javascript, lỗi plugin,…
Và trên đây là một số những thông tin về Bounce Rate – tỷ lệ thoát trang cũng như nguyên nhân và cách tối ưu chỉ số này. Hy vọng bài viết này đầy đủ thông tin mà các bạn mong muốn. Hãy áp dụng những kiến thức này để tối ưu website của mình, chúc bạn thành công!