Google Index là một cách để những nội dung trên website có mặt trên công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên làm cách nào để quá trình này diễn ra nhanh hơn thì không phải ai cũng biết. Cụ thể như thế nào thì hãy theo dõi ngay sau đây!

Google Index là gì?

Google Index dễ hiểu là Google lập chỉ mục. Đây chính là quá trình GoogleBot quét và đánh giá các website dựa trên nội dung mà người dùng Internet đang tìm kiếm. Và cứ sau mỗi quá trình như vậy, Google sẽ lưu lại kết quả và so sánh, sau đó đánh giá mức độ uy tín, đáng tin cậy của dữ liệu đó. Những dữ liệu được GoogleBot quét qua và đánh giá với tần suất càng nhiều, thì dữ liệu đó càng có khả năng được Google đánh giá và xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.

Google Index là gì

Thông thường các trang sẽ được Index và lên hạng trong vòng 1-2 tháng đổ lại, tuy nhiên một số khác lại có thời gian chờ đợi lâu hơn, tầm 5-6 tháng. Ngoài ra việc này còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng nội dung của các trang web mà sau khi so sánh, mỗi website sẽ đứng ở vị trí xếp hạng khác nhau.

Cách kiểm tra Google Index hay chưa

Cách kiểm tra Google Index website khá đơn giản với những thao tác sau đây:

Bước 1: Truy cập vào Google Search (google.com)

Bước 2: Gõ vào thanh tìm kiếm của Google Search theo cú pháp:

site:(domain của website)

Ví dụ: site:nghiencuutukhoa.com

Cách kiểm tra Google Index hay chưa với google search

Nếu không có kết quả trả về thì điều đó có nghĩa là website của bạn chưa được Google Index, hay thậm chí có thể là website đã gặp sự cố chặn GoogleBot.

Còn nếu để kiểm tra bài viết, URL được index hay chưa thì ta có thể thực hiện thông qua Google Search Console theo các bước sau:

Bước 1: Chọn Kiểm tra URL

Bước 2: Dán URL vào và Enter

Nếu hiện đã được lập chỉ mục thì có nghĩa Google đã Index thành công, nếu chưa thì ta có thể chọn “yêu cầu lập chỉ mục”.

Cách kiểm tra Google Index hay chưa với google search console

Một số yếu tố ảnh hưởng đến Google Index

1. Cấu trúc website

Một trong những yếu tố làm Google Index chậm đó chính là Code của website hay cấu trúc code chưa đạt tiêu chuẩn. Không chỉ có thể, vấn đề này còn làm ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và Google sẽ đánh giá không cao.

2. Traffic – Lưu lượng truy cập

Lưu lượng truy cập của trang càng tốt đồng nghĩa với việc tốc độ tiếp cận người dùng, tốc độ người dùng nhấp vào liên kết diễn ra nhanh và chắc chắn nội dung này có ích với người dùng. Và chính yếu tố này có thể giúp GoogleBot sẽ càng nhanh chóng phát hiện ra trang web và tiến hành lập chỉ mục một cách sớm nhất để có thể tiếp cận với người dùng.

3. Tuổi đời của website

Trong tổng số 200 yếu tố để đánh giá và xếp hạng thứ mục các trang (mà chẳng ai rõ hết 200 yếu tố đó thì những link từ website có tuổi đời lâu thường được xem là có chất lượng hơn và được index nhanh hơn.

4. Nội dung cập nhật

GoogleBot được lập trình thu thập dữ liệu và thường đánh giá rất tốt những nội dung mới mẻ, cập nhật thường xuyên. Chính vì vậy Google sẽ ưu tiên lập chỉ mục cho những nội dung được cập nhật trước.

5. Tốc độ tải trang

Khi GoogleBot tiến hành quét nội dung của trang để thu thập dữ liệu, nếu tốc độ website kém thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình thu thập và làm nó chậm. Lúc này GoogleBot không đợi được và tự động thoát ra khi trang chưa được index. 

Ngoài ra tốc độ tải trang còn ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng nữa.

6. Trùng lặp nội dung

Thông thường những bài viết có nội dung trùng lặp với website khác sẽ khiến quá trình index trang chậm lại, vì lúc này Google sẽ phải đánh giá chính xác thông tin.

7. Internal link – Liên kết nội bộ

Internal Link giúp GoogleBot “di chuyển” để index nội dung nội quan trọng, điều này đồng nghĩa với việc số lượng liên kết nội bộ càng nhiều tức là URL đó càng quan trọng và nhanh chóng được index.

Xem thêm: Cách tối ưu Internal Link hiệu quả

Cách giúp Google Index nhanh hơn

Cách giúp Google Index nhanh hơn

1. Xây dựng website có cấu trúc code chuẩn:

Hãy kiểm tra kỹ lưỡng xem liệu cấu trúc code của website bạn có chứa mã độc hay các thành phần “khả nghi” hay không. Đồng thời:

  • Lên kế hoạch lập các phân cấp cho Google một cách hợp lý, trong đó cây phân cấp không nên tạo quá 3 mức
  • Xây dựng các URL để điều hướng những phân cấp đã lập đó
  • Tạo các điều hướng trong HTML/ CSS
  • Tạo 1 menu trên Header để liệt kê các mục chính của website
  • Tạo chuỗi liên kết nội bộ một cách toàn diện, khoa học

Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu thêm về schema google để đưa trang web lên top hiệu quả và giúp google đọc hiểu nội dung tốt hơn trên website bạn.

2. Khai báo Sitemap.XML

Sitemap.XML giúp Google bots có thể truy cập và xem xét nội dung, chính vì thế một trang web chuẩn đều phải khai báo XML Sitemap với Google.

Việc cần làm sau khi hoàn thiện nội dung bài viết trên website là cần khai báo ngay cho Google bằng cách vào Google Search Console, submit link URL sau đó chờ đợi trong khoảng thời gian tầm 10-15 ngày để Google có thời gian xác nhận và kiểm tra trang qua file XML.

3. Khai báo URL hay domain website trên Google Search Console

Sau khi kiểm tra nếu website chưa được index, điều này có nghĩa là GoogleBot chưa tìm thấy trang. Để đẩy nhanh quá trình lập chỉ mục, ta có thể chủ động khai báo cho công cụ tìm kiếm bằng cách nhấn vào “yêu cầu lập chỉ mục

4. Cải thiện tốc độ Load Website

Cải thiện tốc độ website thì ta nên chú ý đến các yếu tố như hình ảnh, video, hosting, bộ nhớ đệm,…

Xem thêm: Cách tối ưu tốc độ website

5. Sử dụng liên kết nội bộ

Hãy chèn những liên kết nội bộ đến những nội dung quan trọng mà ta muốn Google Index sớm. Điều này sẽ giúp GoogleBot nhanh chóng phát hiện URL mới hơn và tiến hành lập chỉ mục cho nội dung này.

6. Chia sẻ lên mạng xã hội và cách kênh truyền thông khác

Có một phương pháp được nhiều người sử dụng nhất đó là xây dựng hệ thống social cho website sau đó đăng bài và trỏ link về. Lúc này, link được trỏ càng nhiều thì Google sẽ càng đánh giá cao, nhờ đó thứ hạng của website cũng tăng đáng kể.

Và trên đây là một số thông tin về Google Index, bên cạnh đó là những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ Index cũng như mẹo tối ưu. Hy vọng bài viết này có thể giúp website của bạn cải thiện hơn trong tương lai. Chúc bạn thành công.