Bạn đã bao giờ thắc mắc website có những ảnh hưởng như thế nào, vai trò là gì chưa? Nếu chưa thì hãy cùng theo dõi bài viết này sau đó tham khảo một số công cụ kiểm tra tốc độ website nhanh chóng và hiệu quả. Nào, Let’s Go!!

Tại sao tốc độ website lại quan trọng

Tại sao tốc độ website lại quan trọng

Ảnh hưởng đến “ấn tượng đầu tiên” và trải nghiệm người dùng

Ấn tượng đầu tiên về trang web là rất quan trọng để xác định công ty và thương hiệu của bạn sẽ được người dùng nhìn nhận như thế nào. Khách hàng hoặc người dùng truy cập trang web đưa ra đánh giá ngay lập tức về doanh nghiệp trên trải nghiệm của họ với trang web.

Nếu trang web của bạn có tốc độ trang tốt, bạn đã ngay lập tức tạo được ấn tượng đầu tiên mạnh mẽ. Một trang web tải nhanh gây ấn tượng với người dùng và khiến họ hài lòng. Giải thích đơn giản theo tâm lý của người dùng là họ tin rằng các trang web nhanh sẽ chuyên nghiệp và đáng tin cậy hơn.

Ngược lại, một trang web chậm được coi là không an toàn và không đáng tin cậy. Một khi người dùng xây dựng ấn tượng tiêu cực này, thì rất khó để thay đổi suy nghĩ của họ. Gần 80% người mua sắm trực tuyến đã đồng ý rằng họ sẽ không truy cập trang web nếu họ gặp phải tình trạng tốc độ tải trang web chậm.

Trong những bài viết trước, ta đã đề cập rất nhiều để trải nghiệm người dùng. Và đó là một trong số ít cách mà các trang web thực sự có thể tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Đó là lý do tại sao tốc độ website là ưu tiên số một khi nói đến trải nghiệm người dùng.

Tác động trực tiếp đến xếp hạng của Google

Như đã đề cập ở trên, tốc độ website ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Và chính Google đã tự thú nhận rằng họ muốn đảm bảo rằng Internet siêu nhanh, dễ truy cập để mang lại những trải nghiệm tuyệt vời.

Chính vì thế, Google đã sử dụng tốc độ trang web như một trong những tín hiệu xếp hạng quan trọng đối với các website. Tốc độ tải trang cho biết tốc độ website phản hồi nhanh như thế nào đối với các yêu cầu do người dùng đặt ra.

Thời gian tải trang được đề xuất của Google cho các trang web trên cả máy tính để bàn và thiết bị di động là dưới 3 giây và do vậy việc kiểm tra tốc độ website và tối ưu là việc cần thực hiện ngay một cách nhanh chóng.

Tác động đến tỷ lệ chuyển đổi

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng tốc độ trang web có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ chuyển đổi của một doanh nghiệp. Người dùng thích ở trên các trang web tốc độ cao hơn so với các trang web tải chậm, và điều này dẫn đến chuyển đổi cao hơn. Nhiều công ty đã trải nghiệm rằng ngay cả khi giảm một vài mili giây tải trang cũng dẫn đến nhiều chuyển đổi hơn:

“Mobify đã giảm thời gian tải xuống 100 mili giây và kết quả là số lượt chuyển đổi dựa trên phiên của họ đã tăng 1,11%. Tương tự, Walmart tiết lộ rằng bằng cách cải thiện thời gian trang của họ chỉ một giây, họ đã thấy chuyển đổi tăng lên 2%.”

Ảnh hưởng đến tỷ lệ thoát

Tỷ lệ thoát đề cập đến phần trăm người dùng không xem nhiều hơn một trang trước khi rời khỏi trang web. Người ta đã quan sát thấy rằng người dùng đóng cửa sổ hoặc rời khỏi trang web khi trang họ truy cập tải lâu hơn vài giây.

“BBC tiết lộ rằng cứ mỗi giây thêm mà các trang của họ tải, cuối cùng họ đã mất 10% tổng số người dùng của mình.”

Xem chi tiết: Các tăng tốc độ load website WordPress

Một số công cụ kiểm tra tốc độ website hiệu quả

Một số công cụ kiểm tra tốc độ website hiệu quả

Google PageSpeed Insights

Trong nhiều năm, Google PageSpeed ​​Insights đã là công cụ hàng đầu để đo tốc độ website. Đó là một công cụ đơn giản do Google tạo ra để đánh giá và xếp hạng chúng trên thang điểm từ 1 đến 100 cho cả thiết bị di động và máy tính để bàn. Con số này càng cao thì trang web càng nhanh.

Sau khi kiểm tra tốc độ load trang web, bạn sẽ nhận được thông tin chi tiết về những thứ như mã chặn hiển thị, TTFB, kích thước trang, v.v. Dưới mỗi phần, bạn sẽ nhận được danh sách các đường dẫn hành động được đề xuất sẽ giúp tăng tốc trang web. Và công cụ này hoàn toàn miễn phí.

Google Chrome DevTools

Nhắc đến sản phẩm của Google thì ta không thể quên Google Chrome DevTools. Đây là một công cụ rất dễ sử dụng (với các tính năng nâng cao) và bạn có thể nhanh chóng khởi chạy nó bất kỳ lúc nào trong trình duyệt Chrome của mình bằng các phím tắt sau.

  • Windows: F12 hoặc Ctrl + Shift + I
  • Mac: Cmd + Opt + I

Tính năng hiệu suất cho phép bạn dễ dàng xem những gì đang tiêu tốn nhiều thời gian và tài nguyên nhất của bạn. Các chi tiết về hiệu suất có thể được chia nhỏ theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như thời gian, hoạt động và nguồn.

Pingdom Speed Test

Pingdom là một công cụ đo tốc độ website nổi tiếng khác đã có từ lâu đời. Nó không yêu cầu đăng nhập để sử dụng và tuy nhiên các báo cáo ít chi tiết hơn so với Google PageSpeed ​​Insights. Hiệu suất của trang web được xếp loại từ 0 đến 100 và sau đó có bảng phân tích mã phản hồi, kích thước nội dung, loại yêu cầu, yêu cầu theo miền và biểu đồ thác nước cho phép bạn xem chi tiết về thời gian tải tệp của mình.

GTmetrix

GTmetrix cho phép bạn nhận thông tin chi tiết về tốc độ tải trang, thời gian, điểm hiệu suất. Và hơn thế nữa, GTmetrix cũng cung cấp thông tin về cách khắc phục các vấn đề mà bài test phát hiện.

Tuy nhiên nếu không đăng ký, bạn chỉ có thể chạy thử nghiệm từ một địa điểm, nhưng sau khi đăng ký tài khoản miễn phí, bạn sẽ có thể chọn vị trí của mình, các trình duyệt khác nhau và thậm chí cả loại kết nối. Điều này giúp bạn hình dung ra một bức tranh với nhiều bối cảnh khác nhau về cách trang web của bạn hoạt động trong các tình huống đó.

Yellow Lab Tools

Yellow Lab Tools là một công cụ kiểm tra chất lượng giao diện người dùng và hiệu suất web mới . Công cụ này cung cấp cho bạn nhiều thông tin và một số tính năng độc đáo không có trong các công cụ khác như chế độ xem khi JavaScript tương tác với DOM trong quá trình tải trang và các vấn đề xác thực mã khác. Một số chỉ số tiêu biểu như:

  • Trọng lượng trang
  • Yêu cầu
  • DOM
  • JavaScript không hợp lệ
  • CSS không hợp lệ
  • Cấu hình máy chủ

Và trên đây là một số lý do tại sao tốc độ tải trang quan trọng và một số công cụ phổ biến để kiểm tra tốc độ website, hy vọng nó hữu ích cho mọi người. Hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo.