Một trong những tiêu chí lựa chọn từ khóa đó chính là độ cạnh tranh, hay còn gọi là Keyword Difficulty. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về ý nghĩa, cách xác định, cũng như cách sử dụng sao nó cho hiệu quả.
Nội dung chính
Keyword Difficulty là gì? Có ý nghĩa như thế nào?
Keyword Difficulty hay còn gọi là độ khó từ khóa, là một số liệu được sử dụng để đánh giá độ khó của từ khóa khi được xếp hạng xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.
Độ khó của từ khóa là một trong những yếu tố giúp ta có thể xác định xem có nên tập trung vào cải thiện thứ hạng cho từ khóa đó hay không. Chỉ số này ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu suất SEO của bạn.
Hãy thử tưởng tượng bạn xếp hạng cho một từ khóa có độ cạnh tranh hay độ khó cao thì sẽ mất thời gian hơn rất là nhiều, chưa kể nếu trang web của bạn mới thì điều này gần như không bao giờ xảy ra, và tất nhiên nó sẽ kéo theo hiệu suất SEO giảm đi rất nhiều.
Cách xác định được độ khó từ khóa
Tất nhiên chúng ta sẽ không đi tính độ khó từ khó của từ khóa là gì cả, bởi vì chỉ cầu sử dụng công cụ là có thể check một cách dễ dàng. Tuy nhiên để hiểu hơn về chỉ số này, chúng ta cần hiểu rằng nó được tính từ những yếu tố nào.
Mỗi công cụ sẽ có cách tính và công thức của riêng mình, có thể giống hoặc có thể không. Tuy nhiên các công cụ đều dựa vào 3 yếu tố chính để có thể tính độ khó từ khóa ra một con số cụ thể.
Như đã đề cập trước đó, độ khó của một từ khóa cho biết mức độ dễ hoặc khó xếp hạng cho một từ khóa cụ thể. Vì vậy, các yếu tố để tính độ khó từ khóa cũng tương tự như các yếu tố xếp hạng của công cụ tìm kiếm. Những yếu tố giúp một trang có thứ hạng cao hơn sẽ có những từ khóa khó cạnh tranh.
Và dưới đây là ba khía cạnh chính được xem xét khi tính toán độ khó của từ khóa.
1. Nội dung Trang
Đây là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng nhất trên công cụ tìm kiếm và do đó yếu tố này cũng được xem xét khi tính toán độ khó của từ khóa. Các trang có nội dung chất lượng cao, có liên quan được xếp hạng tốt vì mục tiêu cuối cùng của các công cụ tìm kiếm là cung cấp cho người dùng những kết quả hữu ích và phù hợp nhất.
Vì vậy khi tạo content trên website hãy đảm bảo nội dung trang của bạn phải có liên quan đến đối tượng mục tiêu của bạn và từ khóa mà bạn nhắm mục tiêu.
Và để hiểu được người dùng mong muốn những nội dung gì qua cách họ tìm kiếm từ khóa thì hãy tham khảo ý định tìm kiếm của người dùng (Search Intent) TẠI ĐÂY.
Đừng quên đa dạng hóa nội dung trang của bạn với từ khóa LSI để có thể tạo ra những nội dung liên quan xung quanh chủ đề đó, nhằm thu hút người dùng và giữ họ ở lại trang web lâu hơn.
2. Chất lượng Backlink và Referring Domain
Số lượng và chất lượng của các Backlink và Referring Domain là một yếu tố quan trọng khác góp phần vào điểm khó của từ khóa. Các trang web có các liên kết ngược đa dạng, chất lượng cao sẽ được xếp hạng tốt và do đó các từ khóa mà các trang web này đang nhắm mục tiêu sẽ là thách thức để cạnh tranh đối với những trang web khác.
3. Domain Rating (DA)
Đây là thuật ngữ mình dùng khi sử dụng công cụ Ahrefs, đối với những công cụ khác sẽ sử dụng thuật ngữ la PA. DA bạn có thể tưởng tượng chỉ số này giống như danh tiếng của một trang web về mức độ liên quan và hữu ích của nội dung đối với một chủ đề hoặc ngành cụ thể.
DA càng cao, trang web càng được coi là nơi cung cấp những nội dung tốt cho người dùng, và sẽ được công cụ tìm kiếm xếp hạng cao. Và khi DA cao thì những từ khóa mà trang web đó nhắm mục tiêu cũng sẽ rất dễ ontop và làm cho những trang web còn lại khó để có thể cạnh tranh. Và tất nhiên điều này đồng nghĩa với chỉ số “Keyword Difficulty” của những từ khóa đó cũng sẽ tăng lên rất nhiều lần.
Cách sử dụng chỉ số “Keyword Difficulty”
Trong các tiêu chí lựa chọn từ khóa tối ưu nhất, mình cũng đã nên lên chỉ số này bên cạnh 2 yếu tố khác là lưu lượng tìm kiếm và xu hướng.
Khi bạn bắt đầu nghiên cứu từ khóa, bạn sẽ bắt gặp hàng nghìn hoặc thậm chí hàng triệu từ khóa (tùy thuộc vào ngành của bạn) khác nhau, tất nhiên bạn không thể nào tập trung xếp hạng cho tất cả những từ khó đó, mà chỉ nên tập trung vào những từ khóa thật sự quan trọng và nằm trong khả năng.
Bạn không thể xem qua toàn bộ danh sách theo cách thủ công và sau đó quyết định xem bạn có thể nhắm mục tiêu từ khóa nào trên thực tế, điều này sẽ làm bạn tốn khá nhiều thời gian với danh sách dài đến như vậy.
Lúc này, bạn có thể sử dụng độ khó của từ khóa như một bộ lọc để chọn ra bộ từ khó từ danh sách từ khóa lớn đó. Hãy chọn một phạm vi độ khó từ khóa cụ thể và lọc ra phần còn lại. Khi bộ lọc được áp dụng, bạn sẽ có ít tùy chọn từ khóa hơn để chọn. Đừng quên sử dụng chỉ số này song song với 2 yếu tố mà mình đã đề cập ở trên.
Dù sao đây cũng là lý thuyết, khi thực hiện nghiên cứu từ khóa, bạn cần phải xác định thêm nhiều yếu tố xung quanh khác nữa. Bạn không thể chỉ dựa vào các số liệu để quyết định nhắm mục tiêu từ khóa nào, mà hơn hơn tên cũng cần phải xem xét mức độ liên quan của từ khóa đối với doanh nghiệp, trang web của bạn.
Ngay cả khi bạn tìm kiếm các từ khóa cụ thể cho một chủ đề cụ thể hoặc thị trường ngách của bạn, nó vẫn có thể tạo ra một số kết quả không liên quan. Vì vậy, bạn vẫn cần phải kiểm tra thủ công và xem liệu từng từ khóa có liên quan đến doanh nghiệp của bạn hay không.
Và trên đây là một số thông tin về keyword difficulty, hy vọng bài viết này mang lại cho các bạn những kiến thức thú vị và có thể giúp các bạn áp dụng vào thực tế cho trang web, doanh nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công!