Broken link là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến một website, tác động tiêu cực hàng đầu đối với công việc SEO và quan trọng hơn là trải nghiệm người dùng. Vậy cách tìm như thế nào, khắc phục ra sao? Tìm hiểu ngay sau đây.
Nội dung chính
Broken link là gì?
Broken link hay còn được gọi bởi một số những cái tên khác như link breaking, link death link chết hay link rot.
Dễ hiểu hơn, những link mà người dùng không thể truy cập được vào nữa thì gọi là broken link. Mã trạng thái trả về của các liên kết này thường có dạng là 4xx, điển hình là 404.
Xem thêm: Lỗi 404 là gì? Có ảnh hưởng gì không?
Broken link ảnh hưởng đến website như thế nào?
#Trải nghiệm người dùng
Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong một website, nó không chỉ ảnh hưởng đến SEO mà cả doanh thu của bạn.
Khi gặp một liên kết hỏng thì chắc chắn 100% người dùng sẽ ngay lập tức thoát khỏi trang có liên kết hỏng đó và di chuyển đến kết quả tiếp theo trong bảng kết quả tìm kiếm. Qua đó, người dùng sẽ không có bất kỳ một trải nghiệm tốt nào trên trang web và ấn tượng đầu tiên của website trong mắt của họ sẽ rất là xấu. Và đã có ấn tượng xấu thì việc chuyển đổi trên website là rất khó.
#Chặn không cho Googlebot thu thập thông tin
Các Googlebot lấy các đường liên kết là “đường đi” để di chuyển, mà nếu chúng đến một liên kết bị hỏng thì nó không thể tiếp tục quét và đi được nữa, chính vì thế quá trình index của website sẽ bị chậm đi rất nhiều
#Giảm thứ hạng website
Chúng ta đã quá rõ, các thuật toán của công cụ tìm kiếm thay đổi, đó là bởi vì mục tiêu chính của chúng là cung cấp trải nghiệm và tìm kiếm tốt hơn cho người dùng. Nhưng trong khi đó, broken link lại là một trong những nguyên nhân làm giảm nghiêm trọng trải nghiệm của người dùng, cũng như làm website index chậm thì chắc chắn sẽ bị Google đánh giá và không có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm,.
Nguyên nhân tạo ra các broken link
- Một trong những nguyên nhân phổ biến này khi liên kết bị hỏng đó là do liên kết này đã hết hạn;
- Một số các trang web tin tức (trường hợp này thường thấy nhất là những trang báo lớn nước ngoài) chuyển chế độ công khai của một nội dung thành chế độ cần trả phí hoặc cần đăng nhập thì mới có thể xem, điều này làm cho tất cả các trích nguồn của các trang khác về những bài báo này sẽ trở link gãy;
- Lỗi này có thể là do đây là liên kết chứa thông tin tạm thời của một người dùng (có thể là dữ liệu của phiên truy cập hoặc dữ liệu đăng nhập) sẽ trở thành liên kết gãy đối với người dùng khác do những thông tin này không được công khai một cách hợp lệ;
- Người dùng bị chặn bởi các công cụ bộ lọc nội dung hoặc có thể là do Firewall (tường lửa) không cho phép truy cập từ bên ngoài;
- Nguyên nhân ít phổ biến nhất nhưng cũng quan trọng và cần phải nhắc tới là cấu trúc website có thể đã bị thay đổi, từ đó làm thay đổi cấu trúc đường dẫn trên trang và khiến cho tất cả các trang trên website bị thay đổi đường dẫn. Và lúc này, có link cũ sẽ bị biến thành liên kết hỏng;
- Các liên kết đến nội đến nội dung (PDF, Google Tài liệu, video, v.v.) đã bị di chuyển hoặc xóa.
Cách tìm broken link trên website
#Tìm broken link với Google Search Console
Google Search Console là một công cụ phải nói là vô cùng hiệu quả để giám sát và “chữa bệnh” cho website. Ngoài tìm liên kết hỏng, GSC cũng có thể giúp xác định bất kỳ vấn đề nào với trang web sau khi bots của họ đã thu thập thông tin trang web. Nếu một trang trên trang web bị hỏng, Google Search Console sẽ gửi thông báo.
*Lưu ý: Search Console chỉ hiển thị URL trên trang web chứ không phải các liên kết bên ngoài.
Google Search Console > Thu thập thông tin > Lỗi thu thập thông tin.
Hãy nhớ rằng lỗi thu thập thông tin được ưu tiên; nếu các URL không quan trọng thì có thể yên tâm rằng các lỗi sẽ không ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm.
Xem thêm: Cách cài và sử dụng Google Search Console
#Tìm broken link với SEOptimer
Cách đơn giản và nhanh nhất là thực hiện báo cáo SEOptimer và xem liệu có bất kỳ liên kết bị hỏng nào trên trang đó hay không. Nếu web có hàng trăm trang hoặc bài đăng thì sử dụng một công như SEOptimer là vô cùng hợp lý để thu thập dữ liệu tất cả các trang nhằm xác định các liên kết bị hỏng – hoặc tải xuống một plugin cho nền tảng CMS để có thể kiểm tra các liên kết này.
Bạn có thể tham khảo cách sửa lỗi broken link bằng cách.
Cách giải quyết các liên kết bị hỏng
- Tránh các Deep Links trong trang web trừ khi được yêu cầu: Deep Link là liên kết liên kết đến một trang thực tế thay vì trang chủ. Hạn chế nhấp vào chúng cho đến khi bạn được yêu cầu;
- Nếu là External Link, hãy liên hệ với trang web liên kết và yêu cầu sửa chữa: Nếu trang web liên kết mắc lỗi khi liên kết, bạn nên liên hệ và cho họ biết về vấn đề này. Hoặc hãy thử thay thế bằng một nguồn khác hoặc xóa hoàn toàn;
- Sử dụng redirect 301: Tìm một nội dung tương tự trên trang web và chuyển hướng trang bị hỏng đến trang đó. (Xem thêm: Cách Redirect 301 hiệu quả);
- Tạo lại và thay thế nội dung tại URL bị hỏng: Tìm hiểu xem trang bị hỏng đã từng là gì và thay thế hoặc tạo lại trang đó.
- Để lại dưới dạng 404: Chỉ cần đảm bảo rằng hiển thị 404 “cứng”, không phải 404 “mềm”.
Và trên đây là một trong những thông tin về Broken Link. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn tìm và giải quyết thành công, giúp website hoạt động trơn tru hơn.