Khi nhắc đến tối ưu Technical SEO thì Canonical là một trong những yếu tố quan trọng và thường xuyên gặp trong quá trình tối ưu. Vậy Canonical URL là gì? Thẻ Canonical URL có tác dụng gì? Khi nào nên sử dụng? Và thêm thẻ này thì thực hiện như thế nào?. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!!!
Nội dung chính
Canonical URL là gì?
Canonical URL hay còn được gọi là URL chuẩn. Đây là cách để khai báo với công cụ tìm kiếm về việc định danh cho nội dung thuộc một thủ thể đường dẫn (URL duy nhất). Dựa vào thẻ Canonical mà Google xác định được nội dung đó thuộc trang nào và sẽ không đánh giá là trùng lặp nội dung trên một trang web trong trường hợp bài viết phát sinh nhiều URL trên website.
Chức năng của thẻ Canonical URl là gì?
- Để chỉ định URL mà ta mong muốn mọi người nhìn thấy trong kết quả tìm kiếm.
- Để hợp nhất tín hiệu liên kết cho các trang tương tự hoặc trùng lặp. Điều này giúp công cụ tìm kiếm hợp nhất thông tin có được cho từng URL riêng lẻ thành một URL duy nhất ưa thích.
- Để đơn giản hóa việc theo dõi chỉ số cho một sản phẩm/chủ đề. Với nhiều URL khác nhau, việc hợp nhất chỉ số cho một nội dung cụ thể trở nên khó khăn hơn.
- Để quản lý nội dung được phân phối. Nếu ta phân phối nội dung để xuất bản trên các miền khác và muốn hợp nhất xếp hạng trang cho URL ưa thích.
- Để tránh dành thời gian thu thập dữ liệu các trang trùng lặp. Bạn muốn Googlebot khai thác tối đa trang web của mình, vậy thì Googlebot nên dành thời gian thu thập dữ liệu các trang mới (hoặc cập nhật) trên trang web thay vì thu thập dữ liệu các phiên bản dành cho máy tính để bàn và thiết bị di động của cùng một trang.
Khi nào nên sử dụng thẻ Canonical
Như đã đề cập ở trên, thẻ Canonical dùng để khai báo Google biết những nội dung trùng lặp.
Muốn biết khi nào nên dùng thuộc tính canonical thì đầu tiên ta phải xem khi nào thì các trang sẽ bị đánh giá là trùng lặp nhau. Bên dưới là một số kiểu trùng lặp phổ biến nhất mà tôi thường thấy:
#“www” và không “www”, “http” và “https”
Phổ biến nhất chính là sự khác nhau về www và giao thức https. Ví dụ, với địa chỉ của một website ở dưới đây sẽ được xem là trùng lặp khi có cùng nội dung:
- http://nghiencuutukhoa.com
- http://www.nghiencuutukhoa.com
- https://nghiencuutukhoa.com
- https://www.nghiencuutukhoa.com
Lúc này, chúng ta sẽ chỉ cho URL chuẩn thông qua cách đưa vào thẻ đoạn câu lệnh. Bên cạnh đó, ta cần dùng một vài kỹ thuật khác liên quan đến điều hướng 301 để trỏ hết những phiên bản trên URL dùng https và không có www.
Xem thêm: URL là gì? Có những loại nào? Có ảnh hưởng đến SEO không?
#Website có phiên bản di động và máy tính
Ví dụ website có 2 phiên bản riêng với 2 URL:
- https://nghiencuutukhoa.com/
- https://m.nghiencuutukhoa.com/
Khi đó, Thẻ rel=”canonical” được áp dụng mạnh mẽ trong AMP.
#Có và không có dấu gạch chéo ở phần cuối của URL
Đây cũng là một trong những trường hợp khá phổ biến, lúc này ta sẽ có 2 phương án trong cùng 1 trang là có hoặc không có dấu gạch chéo ở phần cuối URL.
Nếu ta truy cập vào 2 URL tương tự nhau chỉ khác có gạch chéo hay không có ở sau URL và chúng vẫn hoạt động bình thường thì có nghĩa là bị trùng lặp. Và tất nhiên trong code không chỉ rõ Canonical URL.
#Trang tìm kiếm nội bộ website
Ví dụ như khi ta tìm kiếm nội dung với những cụm từ khóa khác nhau:
- http://nghiencuutukhoa/seo-tu-khoa?keywords=abc
- http://nghiencuutukhoa/seo-tu-khoa?keywords=xyz
Trường hợp này cũng bị xem là trùng lặp khi cùng 1 trang nhưng từ khóa khác nhau cho URL khác nhau.
#Trùng lặp chéo giữa các miền
Hãy tưởng tượng rằng ta có 2 hay nhiều hơn 2 website có tên miền khác nhau nhưng lại có các trang bị trùng lặp nội dung. Do đó, muốn tránh bị đánh lỗi thì ta nên chỉ rõ đâu là trang chuẩn nhất và các trang trùng lặp chỉ là bản sao và cần trỏ về trang chuẩn đó.
#Trang đích trở tới từ 1 trang liên kết (Referral link)
Bạn thường đặt link từ trang của mình đến trang đích trong tiếp thị liên kết. Khi nhấp chuột vào link đó người dùng sẽ được dẫn đến trang đích có tham số giới thiệu. Đây vẫn là trang cũ về bản chất nhưng sẽ có thay đổi URL, lúc này chúng ta cũng sẽ bị lỗi trùng lặp, vì thế ta cũng cần chỉ ra đâu là URL chuẩn.
Cách thêm thẻ Canonical
#Thêm Canonical URL bằng mã
Lúc này ta có thể thêm thẻ rel = canonical vào trang web của mình bằng cách sử dụng các đoạn mã nhỏ. Mã này có thể đặt trong tiêu đề trang để thiết lập Canonical URL ngay khi trình thu thập thông tin truy cập trang:
<link rel=”canonical” href=”https://www.example.com/examplepage.htm”> />
#Thêm thẻ Canonical URL với Yoast SEO trong WordPress
Bước 1: Tiến hành cài đặt Plugins Yoast SEO.
Bước 2: Chỉnh sửa hay thêm mới bài viết (Điều này có thể áp dụng cho trang/danh mục/tags).
Nhấp chọn phần “Nâng cao” trên mỗi bài đăng hoặc trang để thêm các mục tùy chỉnh cho thẻ.
#Thêm Canonicals thông qua Google Tag Manager
Nếu có nhiều thẻ trên trang web của mình, thì ta có thể quản lý chúng thông qua Trình quản lý thẻ của Google. Điều này cho phép kích hoạt một thẻ khi trang của bạn tải thay vì hàng chục thẻ, cải thiện tốc độ và giúp khắc phục sự cố dễ dàng hơn.
Cách kiểm tra thẻ Canonical URL
Nếu chưa biết liệu website đã có thẻ Canonical hay chưa thì ta có thể kiểm tra bằng cách sử dụng Extension Seoquake của Chrome.
Sau khi cài đặt xong, icon sẽ xuất hiện tại trình duyệt Chrome. Lúc này ta chỉ cần mở link này lên như hình bên dưới:
Và trên đây là một số thông tin về thẻ Canonical URL, hy vọng bài viết này chi tiết để mọi người có thể áp dụng vào những trường hợp cần thiết. Chúc mọi người thành công.